Và hơn thế nữa, các tư thế ngồi, đi đứng của các mẹ bầu cũng cần phải được chú ý bởi điều này cũng phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Bà bầu ngồi xổm “hại” như thế nào?
Tư thế này dù không gây nguy hại đến mức nghiêm trọng cho sự an toàn của thai nhi.
Lý do mà mẹ bầu bị cấm ngồi xổm là vì khi bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi, sẽ lại bị kéo căng ra hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch, phù nề nặng hơn hoặc mất trọng tâm dẫn đến dễ ngã, rất nguy hiểm.
Đồng thời, một số mẹ bầu còn cho rằng ngồi xổm sẽ gây áp lực lên bàng quang khiến cho họ bị đau bụng dữ dội và điều này hoàn toàn đúng.
Tuy nhiên, tư thế này lại được khuyến khích cho các bà bầu sắp sinh như là một trong những bài tập giúp xương chậu nở ra và dùng sức ép lên tử cung để đẩy em bé ra ngoài dễ hơn, việc này các bác sĩ hoặc hộ lý sẽ hướng dẫn mẹ cụ thể hơn.
Ngồi bắt chéo chân hay gập gối
Chị em thường hay bắt chéo chân khi ngồi vì tư thế này khá duyên nhưng thói quen này góp phần làm hạn chế sự lưu thông máu, giãn tĩnh mạch.
Đặc biệt, phù chân là hiện tượng hay gặp ở các bà bầu, tư thế này càng khiến máu dồn về phía chân gây to chân thêm.
Ngoài ra, khi có bầu, chị em không nên gập gối vì sẽ khiến lưng dưới bị đặt nặng áp lực. Ngược lại, phụ nữ có thai nên phân đều lực lên cả hai chân, ngồi thẳng lưng.
Ngồi không tựa lưng
Tư thế ngồi không tựa lưng sẽ khiến bạn bị đau lưng. Tốt nhất, các bà bầu nên để lưng được hỗ trợ bằng vật tựa và luôn giữ cho cột sống thẳng. Tránh ngồi ghế đẩu hoặc ghế có tựa lưng thấp khi mang thai.
Ngồi ngửa, thõng vai
Thông thường khi ở nhà, chúng ta hay ngồi ngửa người, bụng cao, vai buông thõng. Tuy nhiên, tư thế ngồi này không thích hợp cho thai phụ vì nó sẽ khiến vùng lưng phía dưới bị đặt trong tình trạng căng thẳng và gây đau.
Ngồi gập người về phía trước
Tư thế ngồi này tạo áp lực lên bụng, không những khiến cho mẹ bầu thấy không thoải mái mà còn gây nguy hiểm cho thai nhi.
Trong giai đoạn thai nhi đang phát triển, ngồi gập có thể khiến lồng ngực của bạn để lại dấu tích vết vĩnh viễn trên cơ thể mềm mại của đứa bé.
Ngồi nửa mông
Chị em thường ngồi nửa mông mỗi khi trên giường nhưng theo các chuyên gia, tư thế ngồi này gây nhiều áp lực lên cột sống. Đó là lý do tại sao thai phụ thường cảm thấy đau nhói ở lưng khi ngồi lâu tư thế này.