Tết cổ truyền là ngày lễ lớn nhất của các dân tộc Việt Nam. Mỗi vùng miền lại chuẩn bị những món ăn ngon truyền thống nhất để tụ họp, ăn uống và tận hưởng xuân sắc của đất trời.

Dân tộc Mông

Người Mông coa món ăn cổ truyền lá bánh ngô. Món bánh này được làm từ những hạt ngô nếp nương mà họ đã mệt nhọc canh tác cả năm.

Những hạt ngô vẫn còn sữa được trẩy và cho vào cối xay thành bột. Sau đó bột ngô được treo lên để ráo hết nước chỉ còn bột.

Khi bột ngô đã khô có thể đánh tơi thì người Mông cho thêm nước, mật mía hoặc mật òng vào trộn đều và nặn thành hình tròn như chiếc bánh rán và chiên vàng.

Dân tộc Thái

Người Thái có món ăn truyền thống là món cá sông. Họ sẽ chọn con cá to nhất trong mẻ lưới đánh được và đem nướng trên bếp than hồng và đặt lên đầu mâm cỗ.

Từ cá, người Thái cũng chế biến thành các món pa lạp vừa béo vừa cay, thêm vị chua chát của lá rừng để chấm cùng xôi thì thật tuyệt vời.

Dân tộc Mường

Người Mường có món bánh chưng truyền thống giống người Kinh nhưng họ còn có một món ăn đặc biệt khác truyền từ bao đời là món cá ướp chua.

Cá được moi hết ruột, rửa sạch và cắt khúc và ướp muối và hấp lên, thêm một ít cơm nguội và men rượu và trộn đều và cho vào hũ, được khoảng 15 ngày thì cho thính trộn.

Món ăn sẽ bày trên mâm dọn khách vào mỗi dịp Tết. Nó được xem là món ăn may mắn đầu năm khi người Mường có câu nói “Ăn một miếng cá chua, sáng mắt cả năm”.

Người Ba Na

Những dịp lễ quan trọng hay dịp Tết, người Ba Na làm món gỏi kiến bóp chua. Món ăn này vô cùng thơm ngon bổ dưỡng, có vị chua và mùi hơi ngái.

Những con kiến được làm gỏi là loại kiến vàng, béo mọng. Kiến được trộn chung với riềng đã giã nhuyễn, sau đó trộn chung với nhộng, nêm muối vừa ăn là có được món gỏi kiến thơm, ngon mang đậm hương vị của núi rừng.

Món kiến bóp chua khi ăn sẽ có vị chua chua của kiến, vị béo ngậy của nhộng và vị cay cay, thơm nồng của riềng.

Dân tộc Cơ Tu

Dân tộc này có món bánh sừng trâu rất độc đáo khi hình dáng bánh nhọn tựa sừng trâu.

Bánh được gói từ gạo nếp trong lá rừng không có nhân. Bánh sừng trâu độc đáo ở chỗ nếp không cần ngâm. Sau khi gói xong, người ta thả bánh vào ngâm trong nước lạnh khoảng 2 giờ đồng hồ cho mềm sau đó mới mang ra luộc.

Chính vì thế bánh có vị mềm và mùi lá rừng rất thơm, có để nhiều ngày cũng không bị cứng.

Dân tộc Dao

Nếu không có món thịt chua (Ò sui) thì không phải là cái Tết trọn vẹn của người Dao.

Món bánh này được lên men từ thịt lợn, muối tinh và cơm nguội. Món ăn không cầu kỳ nhưng phải làm thật khéo léo mới ngon.

Món thịt chua được ủ tới trong thời gian 6 tháng đến một năm và thường người Dao khoảng tháng 5, tháng 6 đã chuẩn bị làm thịt chua đón Tết.

Theo Mi Trần/Reatimes.vn