1. Những bức tường kín khí và ngăn ẩm
2. Hệ số tăng nhiệt do bức xạ mặt trời của kính thấp (hệ số SHGC)
Hệ số SHGC là đặc trưng cho mức bức xạ mặt trời đi qua lớp kính và làm tăng nhiệt bên trong ngôi nhà. Hệ số SHGC càng thấp, càng ít bức xạ mặt trời lọt vào bên trong thì toà nhà càng mát. Vì thế, sẽ giúp giảm giá thành điện năng sử dụng trong tòa nhà.
3. Cảm biến người sử dụng
Trong một công trình xanh không thể thiếu những thiết bị cảm biến thông minh như bộ cảm biến có khả năng phát hiện ánh sáng. Theo đó, thời gian trong ngày, các bộ cảm biến sẽ tự tắt đèn bởi trong phòng đã có đủ lượng ánh sáng tự nhiên cần thiết. Tương tự, khi mặt trời lặn thì hệ thống mới bật đèn chiếu sáng.
Hệ thống chiếu sáng này cũng chỉ bật lên khi có người ở trong phòng. Công nghệ này còn có thể áp dụng tạihệ thống thang máy.
4. Thiết bị sử dụng nước tiết kiệm
Trong các công trình xanh, hệ thống đường ống dẫn nước, vòi xả nước hiện đại thông minh sẽ sử dụng tiết kiệm nước nhưng vẫn đảm bảo chức năng.
5. Hệ thống thu nước mưa
Kết cấu thu nước mưa và dự trữ trong các bình lớn, nước này có thể được sử dụng để tưới cây, xả toilet hoặc cấp cho các tháp nước làm mát.
6. Tái chế phế liệu
Trong tòa nhà, có khu vực phân loại rác có thể phân huỷ tự nhiên, rác thải tái chế và không tái chế được, rác thải đặc biệt hay độc hại. Những rác thải có thể phân huỷ tự nhiên có thể được ủ và sử dụng như phân bón cho cây cối của công trình.
7. Hệ thực vật xanh
Hầu hết trong các công trình xanh đều có một diện tích lớn dành cho thảm thực vật. Điều này giảm hiệu ứng nhiệt đô thị.
Bên cạnh đó, phần lớn nước mưa sẽ đi vào các kênh và hệ thống thoát nước của thành phố, có thể gây ngập lụt. Việc có cây cối hấp thu bớt nước sẽ giảm thiểu khả năng xảy ra hiện tượng này.
Vì giá thành đầu tư cho những công trình xanh là khá lớn cho nên những tiêu chuẩn này chưa được áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, chi phí giảm dựa vào việc giảm năng lượng và nước tiêu thụ có thể giúp người dân có cái nhìn thân thiện hơn dành cho các công trình xanh.