Phong cách kiến trúc Art Deco trở nên thịnh hành trên toàn thế giới vào giai đoạn 1920 - 1930, từ khi cuộc triển lãm Exposition Internationale des Arts Décoratifs et Industriels Modernes tại Paris, Pháp trưng bày các tuyệt tác của ba kiến trúc sư Émile-Jacques Ruhlmann, Jean Dunand, và Pierre Chareau. Art Deco được biết đến nhờ những bề mặt dựng đứng, những cấu trúc hình học và nét trang trí lấy cảm hứng từ thời cổ đại.

Dưới đây là một số tòa nhà tiêu biểu nhất đại diện cho phong cách Art Deco:

Tòa nhà Chrysler, New York, Mỹ: Biểu tượng này của thành phố New York được thiết kế bởi kiến trúc sư William van Alen và hoàn thành vào năm 1930. Vào thời điểm ra đời, tòa nhà Chrysler là công trình nhân tạo cao nhất thế giới. Chóp đỉnh của tòa nhà được làm từ thép và trang trí với mô-típ mặt trời mọc và những pho tượng bằng đá.

Tòa nhà Chrysler, New York, Mỹ: Biểu tượng này của thành phố New York được thiết kế bởi kiến trúc sư William van Alen và hoàn thành vào năm 1930. Vào thời điểm ra đời, tòa nhà Chrysler là công trình nhân tạo cao nhất thế giới. Chóp đỉnh của tòa nhà được làm từ thép và trang trí với mô-típ mặt trời mọc và những pho tượng bằng đá.

Khách sạn Delano, Miami, Mỹ: Trong số vài chục tòa nhà mang phong cách Art Deco ở thành phố Miami thì khách sạn Delano là công trình nổi bật nhất. Khách sạn được thiết kế bởi Robert Swartburg vào năm 1947, và đến năm 1995 thì được tu sửa dưới sự chỉ đạo của Philippe Starck.

Khách sạn Delano, Miami, Mỹ: Trong số vài chục tòa nhà mang phong cách Art Deco ở thành phố Miami thì khách sạn Delano là công trình nổi bật nhất. Khách sạn được thiết kế bởi Robert Swartburg vào năm 1947, và đến năm 1995 thì được tu sửa dưới sự chỉ đạo của Philippe Starck.

Tháp Leveque, Columbus, Ohio, Mỹ: Tháp LeVeque được thiết kế bởi kiến trúc sư C. Howard Crane và hoàn thành vào năm 1927. Nằm ở trung tâm thương mại của thành phố, bề mặt của tòa tháp được lát toàn bộ bằng gạch nung. Phần mái của tòa nhà rộng đến mức đã từng có một thời gian nó được tận dụng để làm nơi đặt cho một chiếc đèn khổng lồ dùng để chỉ đường cho các phi công vào ban đêm.

Tháp LeVeque, Columbus, Ohio, Mỹ: Tháp LeVeque được thiết kế bởi kiến trúc sư C. Howard Crane và hoàn thành vào năm 1927. Nằm ở trung tâm thương mại của thành phố, bề mặt của tòa tháp được lát toàn bộ bằng gạch nung. Phần mái của tòa nhà rộng đến mức đã từng có một thời gian nó được tận dụng để làm nơi đặt một chiếc đèn khổng lồ dùng để chỉ đường cho các phi công vào ban đêm.

Tòa nhà Guardian. Detroit: Được kiến trúc sư Wirt C. Rowland thiết kế, tòa nhà Guardian mang nhiều đặc điểm của phong cách Art Deco như cấu trúc cột ngoài, tranh tường, mặt tiền bằng kính,v.v… Kể từ khi được hoàn thành vào năm 1929, tòa nhà đã được sử dụng liên tục từ đó đến nay.

Tòa nhà Guardian. Detroit: Được kiến trúc sư Wirt C. Rowland thiết kế, tòa nhà Guardian mang nhiều đặc điểm của phong cách Art Deco như cấu trúc cột ngoài, tranh tường, mặt tiền bằng kính,v.v… Kể từ khi được hoàn thành vào năm 1929, tòa nhà đã được sử dụng liên tục từ đó đến nay.

Khách sạn Fairmont Peace, Thượng Hải, Trung Quốc: Khi còn thuộc sự sở hữu cùa nhà tài phiệt Victor Sassoon, khách sạn Fairmont Peace mang tên Cathay Hotel. Đây là một trong những biểu tượng kiến trúc gây ấn tượng nhất của thành phố Thượng Hải.

Khách sạn Fairmont Peace, Thượng Hải, Trung Quốc: Khi còn thuộc sự sở hữu cùa nhà tài phiệt Victor Sassoon, khách sạn Fairmont Peace mang tên Cathay Hotel. Đây là một trong những biểu tượng kiến trúc gây ấn tượng nhất của thành phố Thượng Hải.

Pallais de Chailott, Paris, Pháp: Một trong những công trình kết tinh phong cách Art Deco, Palais de Chaillot được thiết kế bởi Jacques Carlu, Louis-Hippolyte Boileau, và Léon Azéma cho Triển lãm Quốc tế 1937 tại Paris. Gần như tất cả những họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ trang trí tiêu biểu ở Pháp lúc đó đều ghi dấu ấn của mình ở công trình này.

Pallais de Chailott, Paris, Pháp: Một trong những công trình kết tinh phong cách Art Deco, Palais de Chaillot được thiết kế bởi Jacques Carlu, Louis-Hippolyte Boileau, và Léon Azéma cho Triển lãm Quốc tế 1937 tại Paris. Gần như tất cả những họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ trang trí tiêu biểu ở Pháp lúc đó đều ghi dấu ấn của mình ở công trình này.

 

Theo Reatimes.vn