Một trong những lo ngại là rủi ro tài chính
Đánh giá của một vị chuyên gia, thị trường bất động sản năm nay đã bắt đầu ngấm đòn và một trong những lo ngại là rủi ro tài chính. Bởi lãi suất tăng, tỷ giá tăng và đương nhiên nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp trong nước cũng tăng lên. Doanh nghiệp nào quản quản lý tài chính không tốt, thậm chí còn mất cân đối dòng tiền dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc là tín hiệu khiến giới chuyên gia dự báo thị trường đang điều chỉnh. Bước sang năm 2023, khả năng khởi sắc đột biến sẽ không có khi thị trường còn khó khăn về vốn.
Đánh giá của PGS.TS Trần Kim Chung, Nguyên Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương về diễn biến của thị trường hiện tại là “trầm lắng”. Ông cho rằng, cuối năm 2022, thị trường được dự báo là không sôi động như những năm trước và không có sự đột biến nào về cầu. Các luồng tiền những tháng cuối năm cũng không có khởi sắc đột biến. Tín dụng bất động sản thường là dài hạn, số tiền huy động lớn, trong khi đặc tính huy động vốn của các ngân hàng thường là ngắn hạn.
Thời điểm này, người dân mua nhà gặp khó do không dễ tiếp cận tín dụng ngân hàng, trong khi đó lãi suất trên thị trường tăng nhanh và lên mức cao, theo chính sách điều hành chung. Các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp khó vì cùng lúc phải huy động vốn ở 3-4 kênh chủ chốt, khi tín dụng eo hẹp, thị trường trái phiếu bị siết.
Ông Chung nhìn tổng quan chung về thị trường nhìn nhận, đó là kịch bản của thị trường hiện tại. Lý do căn bản của diễn biến này là luồng tiền vận hành giảm và không đạt được mức kỳ vọng tăng như cuối năm 2021, thậm chí giảm thấp hơn so với mức cần thiết để duy trì thị trường.
Có một lý do khác mà ông Chung đưa ra đó là giá bất động sản tăng trong năm 2020-2021 và neo ở mức cao, không giảm trong bối cảnh năm 2022 cũng làm thị trường suy giảm về giao dịch.
Cùng với đó, các doanh nghiệp bất động sản cũng gặp nhiều khó khăn trong việc huy động vốn để mở rộng.
Trong một talkshow với chủ đề "Gỡ nghẽn dòng tiền", ông TS. Trần Minh Tuấn, Phó Chủ tịch HĐQT Công ty Chứng khoán Smart Invest, nếu doanh nghiệp bất động sản không tiếp cận được vốn, các doanh nghiệp liên quan cũng không thể tiếp cận được vốn và không có nguồn để hoạt động kinh doanh bởi doanh thu.
Bất động sản bao gồm bất động sản nhà ở, bất động sản khu công nghiệp, bất động sản du lịch... Theo ông Tuấn, nếu kiểm soát dòng tiền vào bất động sản, cần xem xét dạng bất động sản nào nên hạn chế và dạng bất động sản nào nên thúc đẩy, ông Tuấn cho hay.
Việc tiếp cận nguồn vốn hiện tại đang hạn chế chung cho toàn ngành bất động sản. Khi toàn bộ các nhóm ngành bất động sản khó khăn trong việc tiếp cận vốn nên các ngành khác cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Chưa bàn đến mở rộng việc duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh cũng càng bị thu hẹp lại.
Thị trường 2023 sẽ không vận hành theo xu thế
Còn PGS.TS. Trần Đình Chung, trước diễn biến đầy khó khăn thị trường 2023 sẽ không có nhiều biến động để vận hành theo xu thế.
Mặt khác, ông Nguyễn Quang Văn, Chủ tịch Hiệp Hội Bất động sản Hải Phòng lại nhận định thị trường đang thanh lọc để minh bạch hơn. Sự chuyển dihcj dòng vốn FDI và chính sách điều tiết của Chính phủ sẽ giúp thị trường ổn định trở lại khi chính sách liên quan lãi suất tín dụng, tỷ giá được điều tiết bình ổn.
Cùng với đó, các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn hơn, tung ra nhiều hoạt động kích cầu thị trường.
Theo vị này, nền kinh tế vẫn duy trì xu hướng phục hồi và tăng trưởng. Thời điểm năm 2023 sẽ là giai đoạn phục hồi của bất động sản trong trung và dài hạn. Thị trường được nâng đỡ bởi nhiều yếu tố.
Theo ông Nguyễn Quang Văn chia sẻ, năm 2023, nhiều kỳ vọng dòng vốn được “khơi thông” vì xem xét cả quá trình có thể thấy dòng vốn vào BĐS vẫn tăng trưởng qua các năm chứ không suy giảm. Khi những vướng mắc của thị trường bất động sản được tháo gỡ, chính sách luật đất đai đổi mới, hoàn thiện sẽ là “bàn đạp” cho BĐS bứt phá.
Sự trầm lắng của thị trường địa ốc là tín hiệu khiến giới chuyên gia dự báo thị trường đang điều chỉnh. Bước sang năm 2023, khả năng khởi sắc đột biến sẽ không có khi thị trường còn khó khăn về vốn. “Kinh tế nước ta trong năm nay vẫn tăng trưởng tốt, Ngân hàng Thế giới (World Bank) ước tính Việt Nam sẽ đạt mức tăng trưởng kinh tế 7,2%. Vì vậy sức ép cấp thêm hạn mức tín dụng để kích thích tăng trưởng là không quá lớn. Nhà nước sẽ thiên về việc kiểm soát lạm phát thay vì đẩy mạnh bơm tiền vào thị trường”, chuyên gia nhận định.
Nguồn: https://kinhtemoitruong.vn/thi-truong-bat-dong-san-neu-tiep-tuc-thieu-von-se-ra-sao-73642.html