“Đầu tư chung” trên thế giới phát triển như thế nào?
Nếu “kinh tế chia sẻ” là mô hình kết nối những người tiêu dùng nhằm sử dụng và tối ưu giá trị nguồn lực dư thừa thì “đầu tư chung” lại kết nối người tiêu dùng, gom góp tận dụng từ nhiều nguồn vốn, tài sản nhàn rỗi, nhỏ lẻ để đầu cùng kinh doanh, gia tăng lợi nhuận.
Các mô hình đầu tư này đều xuất hiện từ rất lâu nhưng phải đến năm 2009, nền kinh tế Mỹ rơi vào khủng hoảng mô hình này mới thực sự phát triển. Trong giai đoạn này, con người buộc phải thay đổi cách tiêu dùng để thích ứng với bối cảnh khó khăn. Việc chia sẻ tài nguyên sẵn có, hay liên kết cùng nhau đầu tư đã mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ. Với thế kỷ 21 thì đầu tư chung hay kinh doanh theo mô hình kinh tế chia sẻ lại càng phát triển, trở thành xu hướng tất yếu.
Trước đây, đầu tư chung chỉ đơn thuần bỏ ra một nguồn vốn và tài sản để cùng kinh doanh, buôn bán thì đầu tư chung ngày nay phát triển rộng hơn trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các ứng dụng công nghệ. Mô hình này đã và đang được giới nhà đầu tư yêu thích bởi sự linh hoạt và thuận tiện. Điểm mạnh của mô hình ứng dụng công nghệ chính là giải quyết được những nhược điểm mà đầu tư theo cách thức truyền thống đang gặp phải. Trong đó phải kể đến việc tìm kiếm nguồn cung, định mức lợi nhuận, thanh khoản tài sản để lấy lại vốn trở nên nhanh chóng và dễ dàng. So với việc bỏ ra một số vốn lớn để đầu tư trong khi lợi nhuận còn mông lung thì đầu tư chung bằng số vốn nhỏ, được ngân hàng bảo lãnh mang lại sự an toàn, niềm tin cho các nhà đầu tư.
Nhắc đến sự thành công của kinh tế chia sẻ chắc chắn không thể thiếu sự góp mặt của các ứng dụng Grab, Ahamove, Agoda, Booking... còn nổi bật trong lĩnh vực đầu tư chung thì đó là mô hình góp vốn kinh doanh dưới dạng công ty cổ phần, công ty nhiều thành viên,… về ứng dụng công nghệ, nền tảng Infina được đánh giá là hướng đi mới hứa hẹn mở ra một kỷ nguyên số hóa trong lĩnh vực này. Giới chuyên môn cũng nhận định, nền tảng đầu tư mới sẽ tháo gỡ khó khăn về vốn cho nhà đầu tư, tạo nên bước ngoặt mới có thể làm thay đổi lợi nhuận của các doanh nghiệp, tập đoàn bất động sản lớn trong nước.
Mô hình đầu tư chung tại Việt Nam
Những lợi ích từ mô hình đầu tư chung đã tác động không nhỏ vào nền kinh tế. Ngoài việc khai thác và sử dụng hết công suất của những tài nguyên nhàn rỗi, tạo điều kiện tăng thu nhập cho người đầu tư thì mô hình đầu tư chung đã và đang giải quyết được các vấn đề về vốn.
Dù mô hình đầu tư chung đã xuất hiện ở Việt Nam khá lâu, tuy nhiên vẫn còn khá mới mẻ vì rào cản mô hình này khá lớn. Trong đó, yếu tố đầu tiên chính là nhận thức cá nhân và khung hành pháp lý. Cũng như các nền tảng công nghệ gọi xe, đặt phòng...đã và đang được triển khai, ứng dụng đầu tư bất động sản bằng công nghệ hiện cũng đang gặp khó khăn về pháp lý. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên môn, nếu các chính sách rõ ràng, các mô hình kinh doanh mới sẽ thúc đẩy hệ sinh thái, tạo ra cơ hội việc làm mới, phát triển ngành kinh tế số trong thời đại công nghiệp 4.0 đặc biệt là các lĩnh vực cốt yếu như giao thông, du lịch, bất động sản…
Ứng dụng đầu tư bất động sản bằng công nghệ đang tháo gỡ gánh nặng cho các nhà đầu tư về vốn, với những nhà đầu tư có số vốn mỏng, cơ hội sở hữu những bất động sản giá trị, như các căn hộ, biệt thự trung tâm sẽ không còn là xa vời. Quá trình mua bán cũng đơn giản hơn so với truyền thống khi bạn chỉ cần chọn bất động sản và số phần tương ứng số vốn hiện có, tiến hành đặt cọc, và thực hiện hợp đồng. Ưu điểm của nền tảng này bạn sẽ có bên thứ 3 là đại diện phía công ty sẽ đưa ra đánh giá xác thực nhất về tiềm năng của các dự án, lúc này bạn sẽ an tâm hơn, khi chọn phần đầu tư.
Hiện nay, lĩnh vực đầu tư sinh lời cao nhất phải kể đến bất động sản bao gồm nhà đất, căn hộ, khu du lịch.., nhưng cũng chính vì vậy, khi xu hướng khan hiếm đất nền, nhà ở tăng cao thì việc đầu tư chung bằng nền tảng công nghệ còn giải quyết được nguồn cung.
Thông thường đầu tư theo cách truyền thống, khách hàng phải tự tìm nguồn cung và muốn bán phải tìm cầu, tuy nhiên với nền tảng công nghệ điển hình như mô hình Infina, khách hàng không lo về nguồn cung cầu khi bên thứ 3 sẽ thực hiện các quy trình đánh giá khách quan về bất động sản qua đó chọn được những dự án tiềm năng phát triển nhất.
Nếu trong tương lai nhà nước định hướng, đổi mới quản lý cũng sẽ từng bước khuyến khích việc hợp tác giữa Nhà nước với doanh nghiệp, giữa các cơ quan nghiên cứu với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy nhanh hơn quá trình chuyển đổi số, giảm lãng phí tài nguyên cho xã hội, mở ra cơ hội phát triển với startup và người sử dụng ứng dụng.
Nguồn: https://reatimes.vn/trien-vong-mo-hinh-dau-tu-chung-bat-dong-san-20201224000000193.html