Giá đất nền vùng ven đô có thực sự "nhảy múa"?

Dưới tác động của Covid-19, nhiều ý kiến cho rằng thị trường bất động sản sẽ đóng băng ở mọi phân khúc, bao gồm cả đất nền. Tuy nhiên thời gian gần đây thị trường bất động sản đang xuất hiện hiện tượng sốt đất ảo.

Lý giải về hiện tượng sốt đất tại vùng ven đô Hà Nội, Ông Nguyễn Văn Đính, Phó tổng thư ký Hiệp hội BĐS Việt nam chia sẻ, chính vì sự khan hiếm nguồn cung nên các nhà đầu tư đã tìm đến vùng ven đang phát triển để đầu tư. Theo ông Đính, tại những khu vực không có dự án đầu tư lớn nào, chỉ có hoạt động đầu cơ mà giá đất cũng nhảy múa, đây là hiện tượng không tốt của thị trường.

Giá đất nền ven đô Hà Nội đang "sốt ảo"? (Ảnh: Internet)

Theo ghi nhận thực tế tại các khu vực xảy ra sốt đất thì giao dịch chủ yếu diễn ra giữa các nhà đầu cơ để thổi giá bất động sản lên cao còn thực tế các giao dịch đến từ người mua đất, mua nhà không nhiều.

Đây không phải là lần đầu tiên xuất hiện cơn sốt đất. Cơn sốt đất nền "ăn" theo quy hoạch hạ tầng, địa giới hành chính vốn đi kèm nhiều hệ lụy. Vì vậy, các nhà đầu tư phải cân nhắc, cẩn trọng khi mua đất, dặc biệt chú trọng tính pháp lý, nghiên cứu quy hoạch phát triển toàn vùng cũng như quy hoạch khu vực diễn ra mua bán.

Trước đó, năm 2019, khi thông tin 4 huyện Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Dan Phượng sẽ lên quận, giá bất động sản tại các huyện này tăng liên tục khi các “cò” đất tích cực hâm nóng lại các giao dịch bằng nhiều chiêu trò như tung tin tăng giá, thực hiện các giao dịch ảo… đẩy giá bất động sản tăng chóng mặt.

Hàng loạt chủ đầu tư "phớt lờ" xử phạt công tác PCCC

Ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Bộ xây dựng cho biết, thực tế nhiều dự án nhà chung cư, chủ đầu tư chưa tuân thủ quy chuẩn về phòng cháy, chữa cháy (PCCC), không thực hiện nghiêm các quy trình PCCC theo các quy chuẩn hiện hành, gây không ít khó khăn cho việc bổ sung, hoàn chỉnh, thực hiện công tác PCCC tại các công trình nhà ở sau này, thậm chí khó khắc phục hậu quả nếu có.

Tại Hội thảo "Áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia(QCVN) 06:2020/BXD ngày 06/10/2020 về an toàn cháy cho nhà, công trình; QCVN 04:2019/BXD nhà chung cư và các QCVN liên quan khác”; các cơ quan quản lý đã chia sẻ các quy định, quy chuẩn mới nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu xây dựng nắm rõ hơn các yêu cầu thực tiễn của cơ quan quản lý nhà nước về thẩm định, thẩm duyệt, phòng cháy chữa cháy và bàn giao công trình đưa vào sử dụng theo đúng quy định của 2 quy chuẩn mới ban hành.


Các vụ cháy nổ vẫn diễn ra ở nhiều chung cư, công trình nhà cao tầng

Điểm mới của QCVN 06:2020/BXD:

Từ khi ban hành đến nay, cơ bản đã phục vụ tốt việc đảm bảo an toàn cháy nổ cho nhà và công trình. Tuy nhiên quy chuẩn này chỉ áp dụng cho nhà dưới 25 tầng (75m), cho nhà 01 tầng hầm và còn thiếu nhiều quy định đối với nhà công nghiệp cũng như có những vướng mắc khi áp dụng trong thực tiễn. Do đó, Bộ Xây dựng đã chỉ đạo thực hiện việc soát xét nội dung QCNV 06:2020/BXD nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng đúng các quy định, quy chuẩn vào thực tế, đảm bảo các điều kiện an toàn sinh mạng cho người sử dụng.

Trước đó, thực hiện Kế hoạch của Công an TP Hà Nội về tổng kiểm tra công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ trên địa bàn TP Hà Nội, từ ngày 10/7/2020 đến ngày 16/7/2020 các lực lượng chức năng đã tổ chức kiểm tra, phát hiện 45 cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn về PCCC&CNCH.

Bên cạnh đó, tại nhiều khu dân cư, hệ thống phòng cháy chữa cháy còn sơ sài, thậm chí không có trong thiết kế, trong khi mật độ cư dân đông nên nguy cơ cháy nổ luôn thường trực.

QCVN 06:2020/BXD gồm 9 phần và 9 phụ lục được soát xét, có bổ sung, điều chỉnh với nhiều điểm mới. Cụ thể, phạm vi điều chỉnh chiều cao đến 150m, chiều sâu 3 tầng hầm. Về phân loại kỹ thuật về cháy. Điều chỉnh giới hạn chịu lửa, phương án thanh thế buồng thang N1…Về đảm bảo an toàn cháy cho người: Bổ sung đối tượng nhà chó phép có 01 lối thoát…

Quy định về đường cho xe chữa cháy, bãi đỗ xe chữa cháy, bó trí lối từ trên cao, nguyên tắc bố trí thang máy chữa cháy

Cũng tại hội thảo, các chuyên gia cùng đại diện các chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, nhà thầu xây dựng đã thảo luận một số vướng mắc kỹ thuật cần giải quyết trong quy chuẩn 06:2020/BXD về an toàn cháy cho nhà, công trình và Quy chuẩn 04:2019/BXD nhà chung cư và các quy chuẩn liên quan.

10/10/2020 chính thức thông xe cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long 

Dự án cầu vượt cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long có tổng chiều dài 5,367 km; trong đó, chiều dài cầu cạn là 4,831 km. Dự án được thiết kế với 04 làn xe theo tiêu chuẩn cao tốc, hai làn dừng khẩn cấp, hai dải an toàn bên trong, giải phân cách giữa…. Tổng vốn đầu tư 5.343 tỉ đồng.

Dự án được chia làm 02 gói thầu xây lắp, gói 01 đoạn từ Mai Dịch - Cổ Nhuế do liên danh Sumitomo - Công ty cổ phần Tập đoàn Cienco4 thi công; gói 2 đoạn Cổ Nhuế - Nam Thăng Long do liên danh Tokyu – Taisei Corporation thi công. Sau khi phần cầu chính được thông xe, từ tháng 10/2020, 6 nhánh lên xuống cầu sẽ được tiếp tục thi công và hoàn thiện vào tháng 12/2020.

Dự án cầu cạn Mai Dịch- Nam Thăng Long đã hoàn thành thi công, đảm bảo các điều kiện để thông xe đưa vào khai thác từ ngày 10/10/2020.(Ảnh:kinhtedothi)

Sau khi đưa vào khai thác, cầu cạn Mai Dịch - Nam Thăng Long sẽ khép kín đường Vành đai 3 trên cao, góp phần tạo nên một tuyến đường vành đai hiện đại, giải quyết tình trạng ùn tắc trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, các nút giao có lưu lượng lớn như: Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế...Công trình được kỳ vọng sẽ giải quyết bài toán ùn tắc giao thông ở phía bắc Thủ đô Hà Nội.

Theo Nguyễn Mây (tổng hợp)/Đô Thị Mới