Sóc Sơn (Hà Nội) xử lý 97 công trình vi phạm trật tự xây dựng

Từ đầu năm 2020 đến nay, huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn thiết lập, hoàn thiện hồ sơ địa chính. Tăng cường quản lý đất đai, xử lý nghiêm vi phạm theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ, đồng thời thực hiện kết của Sở TNMT Hà Nội về thanh tra công tác quản lý đất công, đất nông nghiệp, đất nông nghiệp công ích.

Các cơ quan chức năng của huyện đã kiểm tra 682 công trình xây dựng, phát hiện, lập hồ sơ xử lý 189 công trình. Theo đó, đã xử lý 97/189 công trình, đạt tỷ lệ 51,6%. Ngoài ra, đã xử lý 150/311 trường hợp vi phạm tồn đọng từ những năm trước đó. Cụ thể, số lượng vi phạm được xử lý tại các địa phương là: Bắc Sơn 48, Nam Sơn 1, Hồng Kỳ 2, Thị trấn 2, Bắc Phú 2, Việt Long 1, Xuân Giang 1, Phù Linh 7, Tiên Dược 11, Kim Lũ 37, Xuân Thu 18, Phú Minh 5, Quang Tiến 2, Tân Dân 6, Minh Phú 7.


Nhiều vi phạm đất rừng tại huyện Sóc Sơn được phát hiện sau khi Thanh tra

Đáng chú ý, huyện Sóc Sơn đang tiếp tục xử lý vi phạm trên đất rừng, vi phạm đất đai, trật tự xây dựng theo kết luận của Thanh tra TP và kết luận của Sở TN&MT Hà Nội. Phối hợp cùng Đoàn Thanh tra liên ngành TP kiểm tra, rà soát các trường hợp sử dụng đất, xây dựng công trình trong quy hoạch rừng huyện Sóc Sơn năm 2008. Hiện, Tổ công tác đã rà soát các hồ sơ của 9/9 xã có rừng, các hồ sơ đang được Tổ công tác TP kiểm tra đối với từng xã.

Liên quan đến công tác giải phóng mặt bằng, năm 2020, trên địa bàn huyện Sóc Sơn triển khai 45 dự án cần giải phóng mặt bằng, tổng diện tích khoảng 563,5ha, liên quan đến khoảng 4.000 hộ gia đình, với số tiền bồi thường, hỗ trợ khoảng 2.500 tỷ đồng. Từ đầu năm 2020 đến nay, huyện đã phê duyệt 438 phương án, số tiền 52,5 tỷ đồng với diện tích quỹ đất sạch là 8,1ha.

Cùng với đó, huyện đã tập trung triển khai thực hiện giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm quan trọng trên địa bàn. Đơn cử như: Dự án di dân Vùng ảnh hưởng môi trường bán kính 0 - 500m; Dự án xây dựng Khu Liên hợp xử lý chất thải Sóc Sơn giai đoạn 2; dự án xây dựng Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - Trường đua ngựa; dự án cải tạo, nâng cấp đường 35 đoạn giữa tuyến; Dự án đường nối đô thị vệ tinh Sóc Sơn với đường Võ Nguyên Giáp, dự án Nhà máy Z117 và các dự án phục vụ công tác đấu giá quyền sử dụng đất.

Hà Nội chi hơn 500 tỷ làm trục giao thông mới tại huyện Thanh Oai

Dự án được triển khai với mục tiêu tạo ra tuyến đường có hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh theo quy hoạch, phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng giao thông, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân, tạo bộ mặt mỹ quan đô thị khu vực trung tâm huyện Thanh Oai và phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng khu vực cửa ngõ phía nam Thủ đô.

Hà Nội chi 500 tỷ đồng làm trục giao thông mới tại Thanh Oai

Dự án được thành phố giao UBND huyện Thanh Oai làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư (khái toán) gần 524 tỷ đồng từ nguồn vốn ngân sách thành phố. Trong đó, chi phí xây dựng gần 283 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hơn 174 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án trong giai đoạn từ nay đến năm 2024.

UBND TP Hà Nội cũng giao huyện Thanh Oai có trách nhiệm xác định cụ thể diện tích đất trồng lúa hai vụ phải chuyển đổi mục đích sử dụng đất khi thực hiện dự án. Trong trường hợp có diện tích đất trồng lúa, phải lập phương án bố trí kinh phí cải tạo các vùng đất trồng lúa kém chất lượng, đất trồng trọt khác tại địa phương theo các quy định hiện hành của Chính phủ và thành phố.

Thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 113/2020/NĐ-CP quy định chi tiết Điểm đ Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng về công tác thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và miễn giấy phép xây dựng.

Theo đó, thẩm quyền, nội dung, quy trình thẩm định hoặc thẩm định điều chỉnh thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (sau đây gọi tắt là thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở) và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Điểm đ Khoản 3 Điều 3 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 được quy định như sau:

(1) Thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của cơ quan chuyên môn về xây dựng theo quy định tại Khoản 9, 10 và 11 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 5/4/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

(2) Hồ sơ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng bao gồm:

- Hồ sơ theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

- Giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 53/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 quy định về các loại giấy tờ hợp pháp đất đai để cấp giấy phép xây dựng.

- Văn bản theo yêu cầu tại Điểm b Khoản 3, Điểm b Khoản 5, Điểm b Khoản 6 Điều 95; Khoản 4 Điều 96 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (nếu có).

Nghị định 113/2020/NĐ-CP mới quy định chi tiết Điểm đ Khoản 3 Điều 3 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng về công tác thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và miễn giấy phép xây dựng

(3) Cơ quan chuyên môn về xây dựng có thẩm quyền thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở theo quy định tại (1) (cơ quan thẩm định) có trách nhiệm chủ trì thẩm định các nội dung theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 59/2015/NĐ-CP; gửi văn bản xin ý kiến phối hợp đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 113/2020/NĐ-CP (cơ quan cấp phép xây dựng) về nội dung đánh giá việc đáp ứng các điều kiện cấp phép xây dựng của công trình xây dựng theo quy định tại các Điều 91, 92 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được sửa đổi, bổ sung tại Luật Kiến trúc số 40/2019/QH13 và kiểm tra thực địa theo quy định khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13; tổng hợp kết quả thẩm định và ý kiến xác nhận của cơ quan cấp phép xây dựng để kết luận về điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và miễn giấy phép xây dựng cho công trình.

(4) Thời gian thẩm định và rà soát điều kiện cấp phép là thời gian thẩm định theo quy định tại khoản 8 Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP và thời gian thực hiện song song việc có ý kiến phối hợp của cơ quan cấp phép, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại (2), cụ thể như sau:

- Không quá 45 ngày đối với công trình xây dựng cấp I, cấp đặc biệt.

- Không quá 35 ngày đối với công trình cấp II và cấp III.

- Không quá 25 ngày đối với các công trình còn lại.

Nghị định cũng quy định quy trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở và đánh giá điều kiện cấp phép xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, khoản 12 Điều 1 Nghị định 42/2017/NĐ-CP và bổ sung một số nội dung.

Theo Minh Đỗ(tổng hợp)/ Đô Thị Mới