Xem thêm:

1. 7 tác hại của đồ ăn ngọt đối với sức khỏe trẻ 
2. Chế độ dinh dưỡng giúp trẻ béo phì tăng chiều cao tối ưu
3. Những thực phẩm dinh dưỡng giúp trẻ tăng cân nhanh
4. Chế độ dinh dưỡng giúp tăng cường chiều cao cho trẻ 

Sơ sinh và năm đầu đời là thời gian “vàng” cho sự phát triển và những thay đổi lớn trong cơ thể. Những gì chúng ta cho trẻ ăn, uống sẽ ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, hệ thống miễn dịch, trọng lượng và sức khỏe cơ thể về lâu dài.

Dinh dưỡng cho trẻ trong 6 tháng đầu 

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé. Khi cho con bú bằng sữa mẹ, bạn cũng nhận được nhiều lợi ích sức khỏe lớn lao. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyến cáo các bà mẹ nên cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.

Những lợi ích của sữa mẹ đối với sự phát triển của trẻ

Sữa mẹ là sự tổng hòa các chất dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh. Nó chứa đầy đủ các dưỡng chất tốt nhất như kháng thể, các yếu tố kháng khuẩn, các enzym, các yếu tố chống viêm cùng các axit béo (trong đó có các axit béo thúc đẩy sự phát triển não bộ tối ưu).

Bú mẹ giúp các bé phát triển lành mạnh, chống lại bệnh tật (các bệnh liên quan đến tiêu hóa và nhiễm trùng đường hô hấp) ngay thời điểm bú và tương lai, thậm chí nó có thể đảm bảo em bé lớn lên với sở thích ăn uống lành mạnh.

Điều này là do bú mẹ làm kích thích sản xuất các hormone có lợi như oxytocin và prolactin, giúp người mẹ giảm cân và tác động trở lại với trẻ.

Tuy nhiên, không phải tất cả các bà mẹ đều có thể cho con bú tự nhiên hoặc sữa mẹ về nhanh sau khi sinh. Nếu gặp trường hợp này, bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn và hộ sinh hỗ trợ. Bằng các kỹ thuật massage và những kỹ năng khác, họ sẽ giúp bạn cho con bú thành công.

Nếu không thể cho con bú, bạn không nên buồn bực hay có cảm giác mang tội vì không ít trường hợp các bà mẹ buộc phải cho con bú sữa công thức do đang có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc đang dùng thuốc điều trị. Do đó, chỉ cần làm những gì tốt nhất cho bé, 

Thực tế, trẻ bú sữa công thức vẫn có thể phát triển khỏe mạnh. Chỉ cần bạn làm theo hướng dẫn và tư vấn của các bác sĩ nhi khi chọn sữa công thức phù hợp với thể trạng của bé. Cần lưu ý, trẻ dưới 6 tháng nên tránh dùng sữa công thức có nguồn gốc từ đậu nành.

Muốn mang đến nguồn sữa mẹ chất lượng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong suốt tháng đầu, mẹ cho con bú nên: 

- Hạn chế đồ uống có cồn, cà phê,…

- Hạn chế tiếp xúc với các nguồn thực phẩm có hóa chất độc hại. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, hoa quả và tránh hải sản có chứa thủy ngân. 

Sữa mẹ sẽ có chất lượng tốt nhất nếu mẹ ăn đầy đủ 4 nhóm chất đạm, đường, béo và vitamin trong suốt thời gian cho con bú. Điều này nghe có vẻ phức tạp nhưng nó rất đơn giản. Chỉ cần tuân theo chế độ dinh dưỡng cơ bản nhất và áp dụng vài thủ thuật nhanh trong khâu chế biến thực phẩm, bạn sẽ thấy mọi chuyện thật dễ dàng. 

Những dưỡng chất cần bổ sung khi bé bú sữa mẹ: 

Sữa mẹ cung cấp đầy đủ các chất cho trẻ sơ sinh để đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho trẻ tốt nhất trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, một số trẻ có thể cần bổ sung thêm các chất:

Vitamin D:

Cuộc sống hiện đại khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin D. Nhiều bà mẹ bị thiếu vitamin D trong kỳ và trong giai đoạn cho con bú. Ngoài ra, trẻ sinh thiếu tháng cũng thường bị thiếu hụt vitamin D.

Do đó, trẻ có thể sẽ cần bổ sung thêm vitamin D. Viện Nhi khoa Mỹ (AAP) khuyến cáo nên bổ sung 400IU vitamin D mỗi ngày cho tất cả trẻ sơ sinh bú sữa mẹ, bắt đầu ngay sau khi sinh.

Lưu ý: 

+ Khi trẻ sơ sinh có thể bú trên 900ml sữa bột mỗi ngày (thường là lúc trẻ đủ 2 tháng), bạn không cần bổ sung vitamin D cho bé. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo nên tiếp tục bổ sung vitamin D cho trẻ bú sữa mẹ ít nhất một năm.

+ Thực tế, một số trẻ có thể nhận đủ lượng vitamin D từ sữa mẹ. Nhưng các bà mẹ này cần phải có hàm lượng vitamin D dự trữ cao và điều này rất hiếm. Nếu bạn đang mang thai hoặc làm mẹ lần đầu nên đến bác sĩ kiểm tra nồng độ vitamin D trong cơ thể để có những lựa chọn tốt và an toàn nhất cho trẻ.

Vitamin B12:

- Các bà mẹ cho con bú, người ăn chay trường nên bổ sung vitamin B12.

- Thai nhi sẽ nhận lượng chất sắc trong máu của mẹ khi còn là một bào thai. Nếu trẻ sinh non cần phải được bổ sung sắt vì bé không có đủ nguồn sắt dự trữ. 

- Sữa mẹ không có nhiều chất sắt, nhưng sắt trong sữa mẹ lại rất dễ hấp thu. Lượng chất sắt dự trữ sẽ kéo dài đến khoảng 6 tháng tuổi, do đó không nên bổ sung sắt trong thời gian này. Trẻ sơ sinh bú sữa công thức sẽ nhận được đầy đủ lượng chất sắt hơn.

Probiotics:

Trong bụng mẹ, trẻ được sống ở môi trường vô trùng. Khi qua ngã âm đạo, vi khuẩn có thể xâm nhập vào màng nhầy và đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, trong một môi trường sạch sẽ và hiện đại hoặc sau khi mổ quá trình xâm nhập này không phải lúc nào cũng thuận lợi.

Nếu vi khuẩn xâm nhập, chúng sẽ tấn công hệ tiêu hóa, hô hấp và gây nhiễm trùng tai-mũi-họng ở trẻ sơ sinh, đồng thời làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Trong trường hợp này, bố mẹ có thể bổ sung probiotic để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. 

Nước & hydrat:

Lượng nước trong sữa mẹ hoặc sữa công thức thường đủ cho bé. Vì vậy bạn không nên bổ sung nước cho trẻ trong 6 tháng đầu.

Tuy nhiên, trẻ sơ sinh rất dễ bị mất nước trong một số điều kiện nhất định, chẳng hạn như sốt, nôn trớ nhiều hoặc khi thời tiết nóng bức.

Bù nước cũng rất quan trọng nếu trẻ bị tiêu chảy. (Trong trường hợp này, nên thêm một chút đường và muối vào nước để tạo thành dung dịch điện phân đơn giản.)

Quan sát màu nước tiểu để nhận biết: Màu vàng đậm có nghĩa là mất nước. 

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ trong giai đoạn 6-12 tháng

Từ 6 tháng trở đi, trong chế độ dinh dưỡng cho bé sẽ có rất nhiều thay đổi. Trong đó, chuyển sang thức ăn dạng rắn là một dấu mốc quan trọng.

Dạy bé làm quen với thực phẩm rắn

Trẻ nhỏ chỉ sẵn sàng chuyển sang thực phẩm rắn một khi các bé đã tăng gấp đôi trọng lượng so với lúc sinh. Lúc này, đầu bé cũng đã vững. Bé có thể ngồi trong một chiếc ghế cao. Há miệng khi thức ăn đưa đến và nuốt chúng. Tất cả những điều này chỉ có thể thực hiện được khi bé đã tròn 6 tháng tuổi. 

Ban đầu, thực phẩm dạng rắn phải ở thể gần như chất lỏng và tránh cho bé dùng thịt bò ngay khi vừa tập ăn. 

Hãy cho bé thời gian làm quen với các món cũ trước khi chuyển sang các món mới ít nhất 3-4 ngày. Điều này sẽ giúp bạn quan sát xem bé thích vị gì và có bị dị ứng với các món ăn không. 

Lưu ý: Nếu nhận thấy bất kỳ dạng dị ứng nào (như khó thở, nổi mẩn trên da hoặc ngứa), nên đợi từ 1-3 tháng trước khi thử cho bé dùng lại thực phẩm đó thêm một lần nữa.

Tuần tự các thức ăn dạng rắn

Khi lên kế hoạch áp dụng chế độ dinh dưỡng cho bé từ 6-12 tháng tuổi, bạn nên tuân theo tuần tự sau:

Bước 1: Ngũ cốc và gạo sữa

Ngũ cốc và gạo sữa là thực phẩm đầu tiên để trẻ làm quen với thức ăn dạng rắn. Các loại này thường được dung nạp tốt và ít gây dị ứng.

Tuy nhiên, ngũ cốc và gạo sữa là kinh nghiệm từ truyền thống hơn là khoa học. Không có bằng chứng thuyết phục cho thấy đây là lựa chọn tốt hơn hẳn so với các loại ngũ cốc nguyên khác. 

Bước 2: Các loại rau củ

Rau quả có đầy đủ các chất dinh dưỡng và không ngọt như trái cây. Khi cho bé ăn, có thể xay nhuyễn rau xanh hoặc khoai lang, củ cải, cà rốt… để làm thay đổi món.

Bước 3: Trái cây

Trái cây nên dùng khi bé đã làm quen với rau. Nếu trái cây là thức ăn dặm đầu tiên, bé có thể sẽ rất hảo ngọt về sau. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ chưa có khả năng tiêu hóa fructose có trong trái cây một cách hiệu quả. Vì vậy, nếu không muốn bé mắc bệnh tiêu chảy, mẹ nên hạn chế cho bé dùng trái cây trong giai đoạn này và nên tránh các loại trái cây nhiều chất xơ như quả mận khô.

Các mẹ có thể thử những món sau khi bé bắt đầu tập ăn dặm:

- Chuối nghiền với sữa mẹ

- Trái cây (như lê, đào hoặc táo) hầm mềm và xay nhuyễn 

Bước 4: Bổ sung thực phẩm có hàm lượng protein cao

Các thực phẩm giàu protein bao gồm các loại đậu (nghiền nát) và các loại thịt (băm nhỏ). Thậm chí, bạn có thể thêm một chút đạm vào thức ăn xay nhuyễn hay bột công thức… của bé.

Có thể, trẻ sẽ cần thời gian để hệ tiêu hóa điều chỉnh theo sự thay đổi này. Một số thức ăn không thể tiêu hóa hoàn toàn có thể được tìm thấy trong phân. Điều này rất bình thường và đó là một phần của quá trình ăn dặm.

Chế độ dinh dưỡng cho bé từ 1 tuổi trở lên

Khi bé tròn 1 năm tuổi các thực phẩm bé dùng rất đa dạng​

Khi bé tròn 1 năm tuổi các thực phẩm bé dùng rất đa dạng​

Khi bé tròn 1 năm tuổi, bạn có thể thêm vào danh sách các món ăn của bé rất nhiều loại thực phẩm đa dạng như:

- Trái bơ

- Các loại hạt

- Măng tây

- Trái cây tươi

- Lòng đỏ trứng (lưu ý: sắt từ lòng đỏ trứng không được hấp thu tốt)

- Đậu lăng nghiền (nên được nấu chín kỹ)

- Thịt heo, thịt bò, thịt gà hoặc cá

Ngoài ra, có những món ăn khác mẹ cần xét kỹ trước khi bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho bé trong giai đoạn này.

Mặc dù cá rất dễ hấp thu nhưng các chuyên gia khác là khuyến nghị thêm sò hoặc các loại hải sản có vỏ trong khẩu phần ăn của trẻ. Tuy nhiên, chúng có thể gây dị ứng với trẻ giống như các thực phẩm:

- Trứng các loại

- Đậu phộng

- Sữa bò

- Lúa mì

- Nước tương

Nếu muốn thêm những loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống của con, bạn nên theo dõi cẩn thận để phát hiện sớm các phản ứng tiêu cực. 

Nhu cầu dinh dưỡng chung cho trẻ từ 6 tháng đến 2 năm

Chất béo

Trẻ sơ sinh và trẻ em cần muốn phát triển phải cần nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo omega-3. Các thực phẩm có thể bổ sung chất béo cho bé bao gồm: bơ, dừa, sữa giàu chất béo, thịt, trứng, cá và các loại hạt.

Riêng Omega-3 (DHA / EPA) rất quan trọng cho sức khỏe của trẻ, giúp tăng cường thị lực và phát triển não bộ.

Sắt

Trẻ cần sắt để tăng cường nhận thức, hỗ trợ hệ thần kinh, các cơ và phát triển hành vi. Vì thế, ngay từ 6 tháng tuổi, bé đã phải bổ sung sắt trong chế độ ăn của mình. Các loại thực phẩm giàu chất sắt có thể kể đến như: ngũ cốc, rau lá xanh, bí đỏ ruột, nho khô, các loại hạt, đậu lăng, cây atisô, đậu Hà Lan và đậu lima, khoai tây, gà hoặc gan bò, thịt đỏ (thịt bò, thịt nai, đà điểu, vv), cá…

Mặc dù sắt rất quan trọng nhưng không nên bổ sung dư. Nên kiểm tra để biết lượng sắt cần bổ sung cho trẻ phù hợp.

Lưu ý: Sữa bò rất ít chất sắt và có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ. Vì vậy, không cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ dưới 1 tuổi uống sữa tươi hoặc các loại sữa có nguồn gốc từ đậu nành hay hạnh nhân.

Kẽm

Các tế bào cần kẽm để hình thành và tạo mới. Trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi có thể bổ sung kẽm bằng các thực phẩm: đậu Hà Lan và đậu; các loại hạt và hạt giống; cải thảo; cà chua phơi khô; bột ca cao; thịt, gia cầm; cá; phô mai…

Vitamin B12

Trẻ trên 6 tháng tuổi cần bổ sung vitamin B12.

Florua

Nếu nước không có fluor, cần bổ sung thêm. Tuy nhiên, nếu quá nhiều cũng gây ra những vấn đề đáng ngại.

Iốt

Iốt giữ tuyến giáp hoạt động tốt. Trẻ nhỏ trên 6 tháng tuổi không ăn muối iốt nên bổ sung bằng các loại thực phẩm: mận khô, dâu, rong biển, sữa chua, trứng, muối i-ốt…

Hydrat

Hydrat chủ yếu có trong nước hoặc trà thảo dược. Ngòi ra, có thể thêm rau và nước ép trái cây. 

Mẹo hay giúp trẻ ăn ngoan

Dưới đây là một số thủ thuật và mẹo nhỏ để giúp các bé ăn nhiều loại thực phẩm mà không quá kén chọn:

- Ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau trong thai kỳ vì những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến những gì em thích sau này.

- Sử dụng thời gian hợp lý để giới thiệu với bé các món mới. Tốt nhất nên để lúc bé thật đói.

- Thêm một ít vị ngọt trong món ăn sẽ kích thích bé ăn ngon hon vì chúng ta được sinh ra với sở thích vị ngọt bẩm sinh. Để tạo vị ngọt tự nhiên, có thể thêm chút khoai lang hoặc trái cây vào món ăn thay vì dùng đường hay mật ong vì nó sẽ có hại cho bé.

- Gạc các món bé không ưa sang một bên và đợi thêm ít tháng trước khi cho bé thử lại. Càng tạo tâm lý thoải mái cho bé, bạn sẽ càng nhận được sự cộng tác tích cực.

- Đừng lo lắng nếu bé ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau, nhưng phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

- Hãy để bé chỉ cho bạn biết bé muốn ăn gì. Nghĩa là bé sẽ chọn thức ăn theo khẩu vị hợp với mình.

- Trang trí món ăn đẹp mắt là một phần của việc chăm sóc bữa ăn cho bé,

- Trẻ có thể tự biết mình cần bao nhiêu thức ăn. Do đó, việc ép trẻ ăn hay cho trẻ ăn thức ăn chế biến sẵn sẽ khiến trẻ tự tiêu diệt sự điều chỉnh tinh tế này.

- Tùy theo mức độ đói và sở thích ăn của bé để chọn món ăn và điều chỉnh lượng thực phẩm phù hợp. 

Nhận biết trẻ đang đói

Cho trẻ ăn khi trẻ đói​

Cho trẻ ăn khi trẻ đói​

 

Học cách để nhận biết dấu hiệu đói rất quan trọng đối với cả các bố mẹ và trẻ nhỏ. Hãy nhớ rằng trẻ sẽ tự quản lý dạ dày của mình. Các bé sẽ muốn ăn khi đói và dừng lại khi đã no. Vì thế, không nên gây áp lực với trẻ bằng một lịch ăn cụ thể trong những ngày đầu hoặc đánh thức bé dậy để bú thêm vào ban đêm.

Nếu trẻ nôn trớ và tiêu chảy, đặc biệt là trẻ đang dùng sữa công thức, bạn nên dừng lại để xem xét sự khác biệt giữa các tín hiệu đói và thói quen đi tiêu.

Ngoài ra, bạn nên chú ý ngôn ngữ cơ thể của bé khi bé chưa thể nói lên nhu cầu của mình. Khi bé đói, thường bực dọc, cáu kỉnh và khóc nhè. Khi bé no, có thể sẽ tự vuốt bụng và thở mạnh.

Tóm lược:

Trẻ nhỏ không thể tự mình mua sắm và chuẩn bị thức ăn cho riêng mình. Điều đó có nghĩa là các bé phải phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ. Chính vì vậy, lên thực đơn dinh dưỡng cho bé là nhiệm vụ của bố mẹ.

Để cho bé những khởi đầu tốt nhất, cần phải:

- Cho bé bú sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu

- Nếu cần thiết, nên thêm vitamin D hoặc bổ sung vitamin B12 sau 2-3 tháng

- Sau 6 tháng tuổi, bé phải tập làm quen với thực phẩm dạng rắn, bắt đầu từ ngũ cốc, sau đó lần lượt đến các loại rau, các loại trái cây và thực phẩm giàu protein. Ngoài ra, chỉ nên cho bé làm quen với thức ăn mới khi bé đã quen với thức ăn cũ.

- Chọn các loại thực phẩm theo nhu cầu dinh dưỡng và sở thích mùi vị của bé.

- Cho bé ăn khi có dấu hiệu đói và cho ăn theo sở thích.

- Nếu muốn bổ sung canxi, sắt, kẽm, iốt, omega-3, các khoáng chất… nên hỏi bác sĩ về liều lượng phù hợp.

- Tránh thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu và giảm thiểu đường trong các món ăn của bé.

- Trong 6 tháng đầu, sữa mẹ là thức ăn duy nhất, không cần bổ sung thêm nước.

- Tránh cho trẻ dưới 1 tuổi uống sữa bò tươi hoặc sữa có nguồn gốc từ đậu nành cũng như các loại sữa công thức lệch lứa tuổi.

Mong rằng thông tin tổng hợp trên đây về chế độ dinh dưỡng cho bé trong năm đời sẽ giúp bạn có được cái nhìn tổng quan trước khi lên thực đơn hàng ngày cho bé nhé!

Món quà mà bố mẹ trao tặng cho trẻ là sự phát triển toàn diện để trẻ có được tương lai tươi sáng, hãy chia sẻ thông tin này đến với mọi người nếu bạn thấy hữu ích...

Theo Thúy Hà/ Gia đình Việt Nam